Trà Thiên Sơn
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn Trà Thiên Sơn
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem nội dung của diễn đàn.
Trà Thiên Sơn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Like/Tweet/+1
Latest topics
» Ngày mở cửa trở lại - Trà Thiên Sơn 65 Trung Liệt - 20/10/2012
by Xman Thu Oct 25, 2012 7:40 am

» Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt
by Xman Sat Oct 06, 2012 9:30 pm

» Thưởng trà
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:37 pm

» Cập nhật hoạt động CLB bóng đá năm 2012
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:35 pm

» Tình yêu và trà xanh
by nhieutoc Sun Apr 08, 2012 3:40 pm

» cách đặt chỗ
by Xman Thu Mar 22, 2012 8:34 pm

» Tinh tế cách thưởng trà người Hà Nội xưa.
by quyenquang65 Fri Oct 21, 2011 9:54 pm

» Bài Thơ Đôi dép tặng em...
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:53 pm

» Trà Thiên Sơn với Diễn đàn dành cho Bạn yêu trà
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:50 pm

Keywords

Top posters
vhgiabao (137)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
Xman (96)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
cute baby fat (93)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
lien912 (69)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
Vietph (26)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
miucodon (25)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
linh.pro (25)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
hoanglv (24)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
h2nk50b (20)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 
Hoa Thiên Vũ (14)
Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_lcapBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Voting_barBốn nền văn hóa trà nổi tiếng Vote_rcap 

Latest topics
» Ngày mở cửa trở lại - Trà Thiên Sơn 65 Trung Liệt - 20/10/2012
by Xman Thu Oct 25, 2012 7:40 am

» Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt
by Xman Sat Oct 06, 2012 9:30 pm

» Thưởng trà
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:37 pm

» Cập nhật hoạt động CLB bóng đá năm 2012
by Xman Mon Apr 23, 2012 4:35 pm

» Tình yêu và trà xanh
by nhieutoc Sun Apr 08, 2012 3:40 pm

» cách đặt chỗ
by Xman Thu Mar 22, 2012 8:34 pm

» Tinh tế cách thưởng trà người Hà Nội xưa.
by quyenquang65 Fri Oct 21, 2011 9:54 pm

» Bài Thơ Đôi dép tặng em...
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:53 pm

» Trà Thiên Sơn với Diễn đàn dành cho Bạn yêu trà
by lien912 Fri Oct 21, 2011 1:50 pm

Liên hệ trực tuyến
Mr.Việt
Mobile: 0979.638.679
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Thông báo: sửa chữa quán trà Thiên Sơn 1 - 65 - 67 Trung Liệt

Sat May 12, 2012 10:41 am by Xman

Để phục vụ khách hàng tốt hơn, sau 4 năm hoạt động, quán trà Thiên Sơn 1 tại 65-67 Trung Liệt tạm dừng để sửa chữa, nâng cấp, và sẽ mở cửa trở lại vào ngày 19/10/2012.
Quán trà Thiên Sơn 2 tại 88 Thanh Nhàn vẫn mở cửa bình thưởng, rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.
.....
Trân trọng thông báo với quý khách
Trà Thiên Sơn.

Comments: 2

Về nâng cấp web thiensongroup.com.vn

Sat Feb 26, 2011 2:35 pm by Xman

Trà Thiên Sơn đang tiến hành nâng cấp website thiensongroup.com.vn. Rất mong quý khách và các thành viên thông cảm và chờ đợi. Thời gian sớm nhất trang web sẽ hoàn thành ấn tượng hơn.

Comments: 0

CHÚC MỪNG NGÀY 20/10

Tue Oct 19, 2010 10:48 am by linh.pro

Nhân dịp ngày 20/10 nhà hàng trà Thiên Sơn gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các bạn nữ trong tập thể nhà hàng.Chúc các chị em của chúng ta một sức khỏe dồi dào,luôn vui vẻ,ngày càng xinh hơn và ai đã có nửa kia thì "liên tục phát triển", chăm sóc, giữ gìn, ai chưa có thì trong thời gian tới sẽ …

Comments: 1

Passion HCS - Tư Vấn Set Up & Quản Lý Nhà Hàng Theo Tiêu Chuẩn VTOS

Thu Sep 09, 2010 4:12 pm by barsplash

Kính Chào Quý Khách,

Passion HCS được thành lập theo GPKD số: 0309801911 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp, là một Công Ty chuyên tư vấn quản lý và đầu tư, giúp chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp hiếu khách gặt hái được chiến lược hoàn hảo để thành công trong ngành công nghiệp hiếu khách sôi …


Comments: 1

Thành lập FORUM Trà Thiên Sơn

Sun Jun 27, 2010 8:25 pm by Admin

Thưởng thức trà là một tập quán tại Việt Nam. Và cũng có không ít người đã tìm đến những quán trà đạo, hàn huyên, đàm đạo với nhau qua chén trà cùng với những người có cùng sở thích.
Có thể nói số lượng người biết và yêu thích trà đạo tại Việt Nam chiếm số lượng không nhỏ. Cộng …


Comments: 3

Quảng cáo
----------------------------------------Lắp đặt mạng VNPT ----------------------------------------Nhà trọ Việt

Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng

Go down

Title 3 Bốn nền văn hóa trà nổi tiếng

Bài gửi by Lục trà Thu Jul 22, 2010 6:38 pm

Phong tục uống trà Hàn quốc






1.Lịch sử

Nghi lễ uống trà Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm, và ngày nay đã phục hồi thành một nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của Văn hoá Korea hiện đại. Nhân tố chủ yếu của nghi lễ trà đạo Korea là thưởng thức trà trong khuôn viên một buổi tiệc trà với bàu không khí thanh thản và tự nhiên và loại trà cụ quy định trong một bàu không khí huyền ảo.

Tư liệu lịch sử đầu tiên ghi chép một phong tục cúng trà dâng tổ tiên vào năm 661 cho nhà vua Suro, người sáng lập ra Đế chế Geumgwan Gaya (42 - 562). Sử sách Đời Nhà Goryeo (918 - 1392) còn ghi chép các vị hoà thượng tôn kính cử hành lễ dâng trà tại các chùa thờ Đức Phật. Thời Nhà vua Joseon (1392 - 1910) ở dòng họ nhà vua Yi và giới quan lại triều đình uống trà như một phong tục đơn giản gọi là “ Ngày văn hoá trà” còn “ Ngày trà truyền thống ” được dành cho những trường hợp đặc biệt. Cuối đời Nhà Joseon người dân thường cũng cúng trà cho tổ tiên như người dân Trung Hoa.

2.Trà cụ

Ngoài việc tuỳ thuộc vào thời tiết bốn mùa trong năm chế tạo bằng gốm sứ và kim khí, trà cụ còn chịu ảnh hưởng của các truyền thống tôn giáo. Trà cụ phổ biến là gốm sứ đất nung chủ yếu tại các lò địa phương, còn gốm sứ quý như gốm sứ nhà vua có trang trí rồng là hiếm nhất. Kiểu dáng của bát và chén uống trà bắt chước tự nhiên, và biến đổi theo ảnh hưởng của tôn giáo. Men Celadon (ngọc thạch) gọi là “punchong”, hay bằng đồng thau kim loại mỏng dùng cho nghi lễ cúng Phật; những loại sứ trắng nhất với trang trí mờ nhạt dành cho nghi lễ cúng Khổng tử, trà cụ bằng sứ thô màu do dùng cho các nghi lễ xá tội vong nhân hay xuất khảu sang Nhật Bản gọi là “gohan chawan”.

Tráng men rất nhiều màu sắc tùy thuộc theo ánh sáng và thời tiết các mùa trong năm. Đất sét thường trắng nhất là men celadon rất được ưa chộng. Bí quyết tráng men có thể mô tả bắt chước nhiều vật liệu như tre, cây hồ đào bên bờ sông, da người, mắt hổ, quả đào, tuyết trắng … Kỹ thuật này tôn cao ký ức về mùa, thơ, phú hay những khoảnh khắc tĩnh lặng.

Kiểu dáng mẫu mã gốm thay đổi theo tiến trình của lịch sử. Những thiết kế cổ từ thế kỷ XVI đến ngày nay vẫn còn bảo tồn để xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai anh em Yi Sukkwang và Yi Kyong đã truyền lại những mẫu mã truyền thống gia đình gọi là “ phong cách gốm Hagi ” nổi tiếng.

Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất lượng trà cụ Korea không căn cứ vào âm thanh gõ bát như Trung Hoa mà đánh giá theo mẫu mã đường nét, cảm xúc và màu sắc.

3.Cách thưởng thức trà

Hồi xa xưa, cách thưởng thức trà chủ yếu của Korea là một sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo hơn trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại.

Điều này dẫn đến một kiến trúc đa dạng của trà thất, cổng và vườn trà, cách dùng và mẫu mã trà cụ, loại trà, sự lựa chọn bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn nhẹ, biến động theo mùa và môi trường nghe nhìn của các trà thất Korea.

Dụng cụ đựng trà, thường lớn, bằng đất sét nặn rồi đưa lên bàn soay, tráng men trong lò đốt bằng củi. Xúc trà bằng một thìa gỗ cán dài. Loại trà uống chủ yếu là trà xanh, ít khi búp nhỏ và đồng đều.Trong nhà bà chủ, nước suối múc lên, đun bằng củi, đổ vào ấm pha trà rồi đem uống ngay. Bà chủ nhà rót nước trà vào những chén trà tráng bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn. Buổi tiệc trà thường dùng trong những ngày long trọng như sinh nhật, ngày giỗ, ngày tưởng niệm bạn cũ và một cách để khám phá thú vui ngồi Thiền của Seon.

Ngày nay một mốt mới của tiệc trà Korea là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun ước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng.

Khi nước nóng, khách và chủ bắt đầu trao đổi về thăm hỏi sức khoẻ gia đình của nhau. Khách mở đầu bằng đun nóng ấm nước để tráng ấm trà, chén tống, chén quân cho nóng, bỏ trà xanh vào ấm trà, rót nước nóng lên trà, để rửa bụi bậm rồi nhanh chóng đổ nước đi. Sau đó rót nước nóng vào chén tống chờ nguội bớt đến 140 – 150 0 F đối với hái lá tháng tư và 160 – 170 0 F đối với lá hái tháng sáu. Rồi đổ nước vừa độ nóng vào ấm pha trà chờ ngấm 20 giây dến hai ba phút; sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều; rồi chắt vào chén để uống. Khách chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau. Bữa tiệc trà tạo ra một bàu không khí thư giãn để chào đón khách mới hay bàn chuyện làm ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ.

Loại trà dùng đầu tiên là trà Phổ Nhĩ nhập từ Trung Hoa, các loại danh trà nhập này rất được coi trọng. Sau này dùng trà trồng và chế biến tại Hàn Quốc, ướp bằng hoa cúc, lá quế … quanh năm. Uống trà gợi lên bốn tư tưởng của nhà sư Hàn Quốc, “Hoà - Kính - Thanh – Tịnh”.

4.Loại tiệc trà.
Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có:


· Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình

· Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nước ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cưới triều đình

· Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia dình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhưng thường có cả Hoàng tử.


Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại được thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, người đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách “ Văn hoá trà Korea ”, phương pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những người dân yêu thích uống trà.

Trà Đạo Nhật Bản



Ngày nay, nhắc đến Trà, nhiều người nghĩ ngay đến Trà đạo Nhật Bản, dù không phải ai cũng đã từng được xem pha trà hay được thưởng trà đạo Nhật. Thế thì thực chất Trà Đạo Nhật Bản là gì? Nó có gì khác biệt so với Trà Sen- Việt Nam, Panyaro- Hàn Quốc và Gongfucha- Trung Quốc? Mình có sưu tầm được một ít tư liệu về Trà đạo Nhật, post lên cho các bạn cùng đọc. Nếu bạn nào có tư liệu gì về trà muốn chia sẻ với mọi người thì cứ post lên hoặc liên lạc với nhóm Blogger của Clb Trà Việt nhé. Mong nhận được góp ý của các bạn để các bài tư liệu này chuẩn hơn và phong phú hơn nữa.


Lịch sử Trà Đạo Nhật bản

Từ Trung Hoa đại lục, trà du nhập vào nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, nhưng Trà Đạo xuất hiện là từ nhu cầu tâm linh của người dân nước này. Theo cuốn “Nhật Bản những điều cần biết” thì: Sự khởi đầu của nghành sản xuất trà Nhật Bản là vào năm 1191, khi nhà sư EiSai gieo trong vườn chùa những hạt giống trà mà ông đã mang về từ Trung Quốc. Rồi sư EiSai đã khuyến khích nông dân, phật tử tại nhiều vùng khác nhau trồng trà. Cùng lúc, ông cũng tuyên truyền quảng bá những lợi ích về mặt y học của việc trồng trà. Thực ra vào thời đó, ở Nhật Bản cũng đã có cây trà hoang mọc rải rác nhiều nơi nhưng chất lượng kém nên không được dùng đến còn trà từ những hạt giống do nhà sư EiSai mang về được người Nhật gọi là: ‘Trà chính gốc”.

Trong vòng 500 năm kể từ khi nhà sư EiSai mang giống trà từ Trung Quốc về trồng, trà chỉ thường dùng dưới dạng bột, tức là trà Matcha, 1 loại trà chủ yếu dùng trong Trà Đạo. Từ đó có thể nói Trà Đạo đã manh nha tại Nhật Bản vào những năm của thế kỉ XII. Nhưng sau đó hơn 400 năm tiếp theo, những thủ tục mới được dần hoàn thiện và phổ biến rộng rãi. Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Sen no Rikyu hoàn thiện. Chính Sen no Rikyu là người đầu tiên làm 1 cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân, để bất cứ người dân nào ở Nhật cũng có thể đến với Trà Đạo. Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân với hàng loạt tiệm trà mọc lên như nấm.


Trong lịch sử Trà Đạo Nhật Bản, người ta thường nhắc đến Sen no Rikyu và So Ami, đó là 2 bậc khai sáng ra Trà Đạo vào thế kỉ XVI. Đến thế kỉ XVII, thì người nối tiếp công việc và chấn hưng tinh thần Trà Đạo mạnh mẽ nhất, được người Nhật biết đến nhiều nhất phải kể đến trà sư Furuta Oribe. Ông là bậc thầy Trà Đạo vào thế kỉ này, đã đem sự tinh tế của Trà Đạo hòa vào mạch sống của quần chúng. Sự tinh tế và tính quần chúng trong Trà Đạo vào thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần và đời sống tâm linh sâu sắc của người Nhật sau này.

Nghệ thuật Trà Đạo

Nghi thức được bắt đầu cử hành tại một phòng trà đơn giản nhưng trang nhã gọi là “Trà Thất” (Tea House), chỗ đi vào phòng trà là một cửa thấp được che bằng rèm. Sở dĩ cửa được làm thấp, là để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, và người chủ thì quỳ phía trước để nghênh tiếp và biểu lộ sự tôn kính với khách.

Trong phòng trà, trên bốn bức tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc, có cả những bình hoa được cắm tỉa để trang trí và cũng là một vật để biểu hiện sự chào đón của chủ đối với khách. Tất cả được trang trí hài hòa, đẹp mắt trên bốn bức tường tạo cảm giác êm ả, ấm cúng cho người thưởng thức trà.



Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt 1 lư đốt trầm bằng gốm đỏ, 1 cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.


Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60OC), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Tiếp theo,họ mới nhẹ nhàng dùng 1 chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên phẩm chất và hương vị của nó, họ cẩn thận rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với 1 cung cách lễ phép kiểu Nhật.

Khách uống trà phải dùng hai tay nâng bát trà, đưa bát trà từ trái qua phải một vòng, và nhất định trong vòng ba ngụm phải uống hết. Ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán thưởng khen ngợi.

Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm bốn giai đoạn. Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm ( thường là bánh). Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng trà đặc. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Ngày nay có rất nhiều cuộc trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng. Hơi tiếc cho chúng ta, phải không? Hy vọng 1 ngày nào đó ta được dự một nghi thức Chanoyu đúng phong cách cổ truyền^^.

Nghệ thuật Trà Đạo có 4 đức tính cao quý là: “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”
+Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa điệu và hòa nhã. Đến với nghệ thuật Trà Đạo cần thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, trong buổi uống trà nên cùng nhau hòa điệu để chia sẻ cảm thông với nhau, đối với cảnh vật xung quanh chúng ta nên hòa đồng.
+Kính: Đức tính “Kính” trong Trà Đạo thể hiện qua hành vi kính trọng, lễ kính. Nó sẽ làm con người biết nhún nhường nhau, từ đó nết hạnh sẽ nảy nở trong lòng mọi người.
+Thanh: Thanh trong Trà Đạo được hiểu là trong sạch. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh.
+Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Chính sự tĩnh lặng mới khiến tâm trong sáng (“Thanh”) từ đó là động cơ để phát khởi 2 đức tính:”Kính” và Hòa”

Nghệ thuật Trà Đạo còn có 7 quy tắc:
+Trà cần đậm nhạt vừa miệng
+Lửa to nhỏ vừa phải
+Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo
+Hoa cắm trong phòng phải tươi mới
+Người đến thưởng trà phải đến sớm ( thông thường là khoảng 20-30 phút so với thời gian được mời)
+Bất luận trời mưa hay nắng cũng phải mang áo mưa theo
+Quan tâm chu đáo đến khách, kể cả khách của khách

Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản

Trà trong đời sống của người dân Nhật Bản.

So với nhiều nước Á Đông, Nhật Bản được xem là 1 trong những nước tiêu thụ sản lượng trà lớn nhất trong khu vực. Người Nhật uống rất nhiều trà vào nhiều buổi trong 1 ngày. Họ có thói quen dùng 1 chén trà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, 1 chén trà trước khi bắt tay vào công việc, vài ba chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là 1 chén trà sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục trong giao tiếp đối đãi nhau.

Trong tiếng Nhật, trà được phiên âm là “Cha”. Trà xanh gọi là “Ocha”, và trà đỏ gọi là “Kocha”. Ở Nhật có rất nhiều loại trà xanh, nó được trồng tập trung tại những khu vực có khí hậu ấm, trong đó trà của tỉnh Shizuoka chiếm đến 1 nửa tổng sản lượng trà của toàn nước Nhật. Tại Nhật Bản, trà thành phẩm dùng để làm thức uống phổ biến cơ bản cũng chỉ có 3 loại: Trà Gyokuro (Trà cao cấp), trà Sencha (Trà trung cấp), và trà Bancha (Trà thứ cấp). Bên cạnh đó, người Nhật còn chế biến ra 1 loại trà bột có tên là Matcha chủ yếu chỉ để dùng trong Trà Đạo.

Khi uống loại trà bột Matcha này, người ta cho bột trà sẵn trong ly, đổ nước vào, dùng 1 dụng cụ bằng tre khuấy lên cho đều.

Việc hái trà được thực hiện vào đầu tháng 5, loại trà hái vào thời điểm này được gọi là Ichibancha ( nghĩa là “Trà nhất”), loại trà hái vào cuối tháng 6, gọi là Nibancha (nghĩa là “Trà nhì”), loại trà hái cuối mùa vào cuối tháng 7, gọi là Sanbancha (nghĩa là "Trà ba”). Theo chuyên môn thì càng vào đầu mùa, thành phần trà có nhiều axit amin nên có vị thanh. Khi trà về cuối vụ nó có nhiều tanin nên sẽ bị vị chát.

Để có 1 tách trà ngọn, nhất là đối với người sành điệu trong việc thưởng thức trà Nhật, người ta ít khi dùng loại nước có nhiều thành phần khoáng chất như muối,sắt,canxi... để pha trà mà dùng loại nước “mềm”, tức là loại nước được lấy ra từ những dòng suối trong vắt từ nơi khe núi chảy ra.

Khi uống trà đỏ (Trà Kocha) người Nhật ít khi uống riêng nó mà thường pha thêm các chất như đường, sữa, chanh, rượu brandy...tạo thành 1 loại trà hỗn hợp có đặc vị riêng. Ngược lại, đối với trà xanh (Trà Ocha), người Nhật chỉ uống riêng mà không dùng với bất kỳ thức uống nào kèm theo. Đó là để giữ cho hương vị thơm ngon của trà được thuần khiết, cũng như bảo đảm màu xanh hấp dẫn của trà.

Ngày nay, người Nhật cũng đã có thêm nhiều cách pha trà như Đại Bao Trà (đó là loại trà được bọc trong túi giấy như trà Lipton), Tốc Dục Trà (trà pha nhanh, chỉ cần bỏ trà vào nước sôi là uống được ngay), Băng Trà (trà lạnh), Hương Liệu Trà (trà ướp tẩm hương),Trung Dược Trà ( trà được trộn với thuốc Bắc)...Tuy nhiên những cách pha trà này đều không đặc biệt như Trà Đạo. Tại Nhật Trà Đạo đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân, gắn bó hòa quyện với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp khác
Lục trà
Lục trà
Tập uống trà
Tập uống trà

Điểm tín nhiệm : 100
Ngày tham Gia : 01/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết